Rối loạn sau ốc tai là do thay đổi cấu trúc thần kinh và chức năng của một số thành phần của hệ thần kinh thính giác ngoại vi hoặc trung tâm. Theo nguyên tắc chung, một tổn thương càng ở ngoại vi nhiều hơn, tác động của nó sẽ càng lớn hơn đến chức năng thính giác. Ngược lại, tổn thương càng ở trung tâm hơn, tác động của nó sẽ càng khó phát hiện. Người ta có thể hình dung điều này bằng cách nghĩ đến hệ thần kinh như một cây sồi lớn. Nếu bạn làm hỏng một trong nhiều cành của nó, sự phát triển tổng thể của cây sẽ chỉ bị ảnh hưởng một cách khó nhận ra.
Tuy nhiên, làm hỏng thân cây thì tác động lên toàn bộ cây có thể rõ rệt. Một khối u nằm ở vị trí ngay trên dây thần kinh thính giác có thể ảnh hưởng cơ bản đến thính giác, trong khi tổn thương ở não giữa có thể có nhiều tác động khó nhận biết hơn.
Các rối loạn thính giác tinh tế hơn do bệnh sau ốc tai (retrocochlear) thường được ghi nhận trong các phương pháp đo chức năng trên ngưỡng (suprathreshold function) như khả năng nhận biết lời nói (speech recognition). Sử dụng các biện pháp khác nhau lên hệ thống thính giác, nhà thính học có thể phát hiện một số những thay đổi do tổn thương sau ốc tai .
NHẬN BIẾT LỜI NÓI (SPEECH RECOGNITION) LÀ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC VÀ XÁC ĐỊNH LỜI NÓI.
Rối loạn xử lý thính giác (APD)(Antisocial personality disorder, viết tắt APD) ở trẻ em. Phần lớn các rối loạn quá trình xử lý thính giác thời thơ ấu không phải do bệnh lý thần kinh được ghi nhận. Thay vào đó, chúng thể hiện dưới dạng các vấn đề giao tiếp giống như mất độ nhạy thính giác. Rối loạn thính giác cụ thể là liên quan đến rối loạn chức năng vô căn (idiopathic dysfunction) của hệ thống thần kinh thính giác trung ương và thường được gọi là rối loạn xử lý thính giác (auditory processing disorder). Mặc dù các triệu chứng thính giác và các kết quả lâm sàng ở trẻ em mắc chứng Rối loạn xử lý thính giác (APD) có thể bắt chước những trẻ có rối loạn thính giác do bệnh lý riêng rẽ ở hệ thống thần kinh thính giác trung ương, chúng là kết quả của tình trạng bệnh lý không rõ ràng cần phải có sự can thiệp của y tế.
Rối loạn xử lý thính giác (APD) có thể được coi là một rối loạn thính giác xảy ra do rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh thính giác trung ương. Mặc dù một số trẻ em có thể có khuynh hướng di truyền với APD, nhưng nó còn có khả năng nhiều hơn do chậm phát triển hoặc rối loạn, do bị suy giảm hoặc không nhất quán đầu vào thính giác trong giai đoạn quan trọng đối với phát triển nhận biết thính giác.
Rối loạn xử lý thính giác (APD) có bản chất là triệu chứng và thường bị nhầm lẫn với suy giảm độ nhạy của thính giác. Nó có thể là một chứng rối loạn riêng lẻ, hoặc nó có thể cùng tồn tại với rối loạn thiếu hụt sự chú ý, mất khả năng học tập và rối loạn ngôn ngữ. Về mặt chức năng, trẻ em bị Rối loạn xử lý thính giác (APD) hoạt động như thể chúng có thính giác nhạy cảm thiếu hụt, mặc dù chúng thường có khả năng nghe thấy âm thanh yếu ớt. Đặc biệt, chúng biểu hiện khó khăn trong việc nhận thức ngôn ngữ nói hoặc các âm thanh khác trong môi trường âm thanh bất lợi (hostile acoustic environments).
Do đó, Rối loạn xử lý thính giác (APD) thường được xác định sớm trong cuộc sống học tập của trẻ em, khi chúng đến các lớp cho trẻ bình thường và không thể hiểu hướng dẫn của giáo viên.
Khi hiểu biết của chúng tôi về Rối loạn xử lý thính giác (APD) ngày càng tăng, chúng tôi đã bắt đầu xác định rõ hơn bản chất thực sự của nó và thống nhất các định nghĩa về rối loạn lâm sàng và hoạt động. Định nghĩa của Rối loạn xử lý thính giác (APD) đang bắt đầu xuất hiện sự nhất trí và phân biệt nó với các rối loạn xử lý ngôn ngữ (language processing), và các rối loạn tâm thần kinh (neuropsychological) khác.
- NEUROPATHOLOGIC: Là các tình trạng bệnh liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên hoặc trung ương
- IDIOPATHIC: Không rõ nguyên nhân
- GENETICALLY PREDISPOSED: dễ bị di truyền
- SYMPTOMATIC: thể hiện một tình trạng chỉ ra sự tồn tại của một bệnh cụ thể
- ATTENTION DEFICIT DISORDER: dẫn đến giảm khả năng tập trung vào một hoạt động, nhiệm vụ, hoặc các kích thích cảm giác
- LEARNING DISABILITY: sự thiếu kỹ năng trong một hoặc nhiều lĩnh vực học tập không phù hợp với năng lực trí tuệ của con người
- HOSTILE ACOUSTIC ENVIRONMENT: là môi trường khó nghe như một căn phòng ồn ào
Một sơ đồ phân loại hữu ích để phân loại các loại rối loạn được hiển thị trong Bảng 3-1. Theo sơ đồ này,
- Rối loạn xử lý thính giác (APD) được định nghĩa là một rối loạn thính giác do thiếu hụt trong chức năng hệ thống thần kinh thính giác trung ương.
- Rối loạn xử lý ngôn ngữ tiếp thu (Receptive language processing disorders) được định nghĩa là sự thiếu hụt về các kỹ năng xử lý ngôn ngữ và có thể ảnh hưởng đến khả năng hiểu ngôn ngữ và phát triển vốn từ vựng.
- Các Rối loạn siêu hình thức (Supramodal disorders), chẳng hạn như chú ý thính giác và trí nhớ thính giác, được xác định như là thiếu hụt về khả năng nhận thức (cognitive ability) nó vượt qua các hình thức.
Rõ ràng, có sự chồng chéo tồn tại giữa những rối loạn này, chúng có thể cùng tồn tại, và chúng thường khó để tách biệt. Ví dụ, sự thay đổi từ nhận thức đến lĩnh hội phải diễn ra liên tục, và quyết định nơi nào kết thúc và nơi khác bắt đầu chỉ có thể được xác định bằng hoạt động. Tương tự, mối quan hệ của trí nhớ và sự chú ý đến nhận thức hoặc lĩnh hội khó để tách biệt.
Tuy nhiên, phân biệt giữa các loại rối loạn này quan trọng về mặt lâm sàng vì chúng có xu hướng có các di chứng khác nhau và được điều trị khác nhau.
SEQUELAE: Di chứng là điều kiện theo sau hoặc xảy ra như một hệ quả của một tình bệnh.
Rối loạn xử lý thính giác (APD), vì thế, có thể được coi là một rối loạn thính giác xảy ra do rối loạn chức năng trong thao tác và sử dụng các tín hiệu âm thanh của hệ thống thần kinh thính giác trung ương. Nó được định nghĩa rộng rãi là khả năng xử lý thông tin âm thanh bị suy giảm, nó không thể được cho là do suy giảm độ nhạy thính giác, suy giảm ngôn ngữ, hoặc suy giảm chức năng trí tuệ.
KIỂU TỔN THƯƠNG BẢN CHẤT CỦA THIẾU HỤT
Các tổn thương xử lý thính giác
– Các thiếu hụt khi có kích thích hai tai cùng lúc với những âm thanh khác nhau (dichotic)
– Các rối loạn xử lý thời gian Thính giác (Auditory)
Các Rối loạn xử lý ngôn ngữ tiếp thu
Rối loạn siêu hình thái (Supramodal)
Các rối loạn xử lý thính giác đã được xác định dựa trên các mô hình thiếu hụt ở trẻ em và người lớn bị các tổn thương hệ thống thần kinh thính giác trung ương mắc phải. Các thiếu hụt như vậy bao gồm giảm khả năng hiểu trong môi trường ồn, giảm hiểu lời nói khi có ít thông tin, giảm định hướng và giảm nhận biết sự lệch hóa giảm sự phân tách các âm thanh khác nhau đồng thời đến cùng hai tai, và giảm xử lý các dấu hiệu thời gian bình thường hoặc thay đổi.
Trẻ em bị Các rối loạn xử lý thính giác (APD) có biểu hiện thiếu hụt tương tự như trẻ bị các tổn thương mắc phải, mặc dù chúng có thể ít rõ ràng hơn về mức độ nghiêm trọng và có nhiều khả năng biểu hiện chung hơn là cụ thể ở tai.
Hệ quả chức năng của những thay đổi cấu trúc trong hệ thần kinh thính giác trung ương là rối loạn xử lý thính giác. Khả năng xử lý thính giác thường được xác định trên cơ sở của các phương pháp đo thước đo hành vi của nhận biết lời nói (speech recognition).
Suy thoái trong xử lý thính giác đã được chứng minh một cách thuyết phục nhất bằng cách sử dụng các biện pháp đo thính lực lời nhạy cảm (sensitized speech audiometric measures). Các thay đổi liên quan đến tuổi tác đã được tìm thấy trong các Test lời bị giảm đi, test này sử dụng cả hai thay đổi tần số và thời gian. Kiểm tra hiệu suất nghe cùng lúc 2 tai các âm thanh khác nhau cũng được phát hiện là bị ảnh hưởng xấu bởi quá trình lão hóa. Ngoài ra, người nghe già không thực hiện tốt như người nghe trẻ hơn trong các nhiệm vụ liên quan đến việc hiểu lời nói trong môi trường ồn.
- REDUCED REDUNDANCY: ít thông tin
- LATERALIZE SOUND: xác định âm thanh được nhận thức vị trí ở đầu hoặc tai.
- DICHOTIC STIMULI: các kích thích khác nhau được trình bày đồng thời đến từng tai.
- TEMPORAL CUES: các chứng cớ có tính thời gian.
- NEURAL DEGENERATION: thoái hóa thần kinh
- SENSITIZED SPEECH AUDIOMETRIC MEASURES: là các biện pháp trong đó lời nói mục tiêu được thay đổi nhiều cách khác nhau để giảm nội dung thông tin của chúng trong một nỗ lực để thách thức hệ thống thính giác hiệu quả hơn.
- TEMPORAL ALTERATION: đề cập đến việc thay đổi tốc độ hoặc thời điểm của tín hiệu lời nói.