Đo nhĩ lương là một phương pháp đo sinh lý, khách quan về khả năng tiếp nhận âm thanh của tai giữa như một chức năng của áp suất không khí trong ống tai bị bịt kín. Thông thường, tai của chúng ta hoạt động hiệu quả nhất ở áp suất khí quyển hoặc môi trường xung quanh. Về lâm sàng, người ta quan tâm đến việc đo chức năng tai giữa ở áp suất lớn hơn và nhỏ hơn so với áp suất môi trường xung quanh với mục đích chẩn đoán vì nhiều tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến áp lực trong tai giữa. Khi áp suất thay đổi từ áp suất dương đến âm so với áp suất khí quyển, tác động lên chức năng tai giữa có thể được quan sát bằng đồ thị. Sự tăng hoặc giảm áp suất không khí làm cho màng nhĩ và chuỗi xương con cứng lại, và sự thay đổi này có thể được coi là sự giảm khả năng tiếp nhận năng lượng âm thanh vào tai giữa, như trong Hình 9.1. Hình này cũng minh họa ảnh hưởng của sự thay đổi áp lực trong ống tai đối với sự căng hoặc co của ống tai và màng nhĩ. Điểm hoạt động hiệu quả nhất dưới dạng áp suất không khí trong ống tai được quan sát là đỉnh cũa nhĩ lượng đồ. Số đo nhĩ lượng đồ phổ biến nhất là chiều cao đỉnh hoặc “độ thông thuận tĩnh” (static admittance), đo năng lượng âm thanh truyền vào hệ thống tai giữa.
Để có được một hình ảnh nhĩ lượng đồ (tympanogram), một kích thích đầu dò đã được hiệu chỉnh (có thể là đơn âm hoặc các tiếng click dãy tần rộng (WB click) được đưa vào ống tai ngoài bằng micrô. Áp suất không khí trong ống tai thay đổi trên và dưới áp suất khí quyển (môi trường xung quanh), điều này làm cho màng nhĩ và chuỗi xương con bị cứng lại.
Khi tăng hoặc giảm áp suất không khí trong ống tai, luồng khí dẫn vào tai giữa sẽ giảm xuống, do đó áp lực âm thanh vẫn còn trong ống tai nhiều hơn. Tại micrô, điều này được đọc là sự gia tăng mức áp suất âm thanh trong đầu dò. Nếu bạn thực hiện đo nhĩ lượng đồ ở tai của mình, hãy lắng nghe cẩn thận vì áp suất không khí rất khác nhau – cả hai áp suất dương và áp suất âm.
Bạn sẽ nghe thấy cường độ âm thanh giảm khi áp suất tăng hoặc giảm, và bạn sẽ nghe thấy cường độ âm thanh tăng ở đỉnh của nhĩ lượng đồ, nơi mà độ thông thuận lớn nhất.
Một nhĩ lượng đồ bình thường có một đỉnh xác định rõ ràng duy nhất xảy ra gần áp suất khí quyển, như trong Hình 9.2, kiểu A. Các vấn đề ở tai giữa gây ra sự thay đổi hình dạng của nhĩ lượng đồ. Ví dụ, bệnh lý phổ biến nhất ảnh hưởng đến đo nhĩ lượng là có dịch trong khoang tai giữa, hoặc viêm tai giữa có tràn dịch (otitis media with effusion = OME). Điều kiện này dẫn đến sự gia tăng trở kháng (giảm độ thông thuận), làm mở rộng hoặc làm phẳng nhĩ lượng đồ , như trong Hình 9.2, đại diện cho kiểu B.
Trong một số trường hợp nặng, nhĩ lượng đồ sẽ hoàn toàn phẳng trên tất cả các áp suất không khí, cho thấy màng nhĩ bị cứng và không thể truyền năng lượng âm thanh một cách hiệu quả ở bất kỳ áp suất không khí nào. Một tình trạng phổ biến khác, rối loạn chức năng vòi nhĩ ( Eustachian = ET), khiến áp suất tai giữa giảm so với áp suất khí quyển, được thể hiện như kiểu C. Trong rối loạn chức năng vòi nhĩ (ET), điểm truyền năng lượng hiệu quả nhất thường ờ áp suất âm hơn, làm đỉnh của nhĩ lượng đồ dịch chuyển sang bên trái.
Trường hợp hiếm thấy là áp lực dương có thể xuất hiện trong khoang tai giữa, thường là do viêm tai giữa cấp (acute otitis media = AOM). Trong những trường hợp này, đỉnh của nhĩ lượng đồ sẽ bị dịch chuyển sang phải.
Trong trường hợp màng nhĩ mỏng (TM) hoặc gián đoạn chuỗi xương con, độ cứng bị giảm hoặc chiều cao đỉnh. Trong những trường hợp như vậy, chiều cao của độ thông thuận của nhĩ lượng đồ sẽ tăng cao hơn so với bình thường, như trong kiểu Ad. Ngược lại, tăng độ cứng có thể xảy ra trong nhiều rối loạn khác nhau từ sẹo màng nhĩ đến xơ cứng tai và có thể làm giảm chiều cao đỉnh của nhĩ lượng đồ, như thể hiện trong kiểu As.
Kết quả đo nhĩ lượng đồ đối với bệnh lý tiềm ẩn. Đo nhĩ lượng rất khác nhau ở cả tai bình thường và tai không bình thường, do đó cần thận trọng khi suy ra bệnh lý chỉ từ đo nhĩ lượng một mình nó. Đo nhĩ lượng nên được kết hợp với khám tai mũi họng và bệnh sử để phát huy tối đa công dụng của nó như một công cụ chẩn đoán hữu ích.