Pin máy trợ thính đa phần sử dụng loại pin Kẽm – Khí (Zinc – Air), khi pin hút oxy trong không khí sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa các phân tử kẽm bên trong pin và sản sinh ra dòng điện. Do vậy, ở đáy pin thường có 4 lỗ nhỏ và được dán kín bằng 1 sticker. Chỉ khi bạn tháo sticker đó ra thì pin máy trợ thính mới bắt đầu hút không khí và xả điện. Và một lưu ý ở đây là một khi tháo sticker ra pin sẽ hút đủ khí và liên tục xả điện, do đó kể cả bạn không sử dụng máy trợ thính thì pin vẫn bị sụt. Nói vậy không có nghĩa là bạn không nên tắt máy khi không sử dụng vì nếu bạn không tắt máy khi không sử dụng thì pin thậm chí còn sụt nhanh hơn. Việc dán lại sticker cho pin hầu như không có tác dụng.
Trong điều kiện bảo quản pin máy trợ thính có thể bảo quản lên tới 3-4 năm mà không bị sụt giảm đáng kể thời lượng.
Về vấn đề nhiệt độ khi sử dụng pin máy trợ thính, nhiệt độ càng cao pin càng hoạt động mạnh và cho hiệu năng tốt nhất nhưng cũng đồng nghĩa với thời lượng pin giảm sút nhanh hơn. Nhưng nhiệt độ quá thấp (VD 0 độ C) pin cũng bị mất khả năng hoạt động.
Về vấn đề độ ẩm, nếu phải ở trong một môi trường độ âm quá thấp trong thời gian dài, pin có thể bị quá khô và cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của pin. Độ ẩm quá cao cũng có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của pin. Vì vậy lời khuyên ở đây là bạn không nên để pin máy trợ thính của mình trong hộp hút ẩm quá lâu (qua đêm thì có thể được) và càng không được để trong các hộp hút ẩm điện có nhiệt độ cao.
Nguồn Tham Khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Zinc%E2%80%93air_battery
https://www.audiologyonline.com/ask-the-experts/ambient-conditions-and-battery-performance-478