Ngày Thế giới về Thính giác được tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về việc phòng bệnh điếc và giảm thính lực đồng thời nâng cao việc chăm sóc tai và thính giác trên toàn thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, toàn cầu có khoảng 466 triệu người (5% dân số) bị nghe kém, trong đó 34 triệu là trẻ em. Ước tính đến 2050 sẽ tăng gấp đôi tức là có khoảng 1 tỉ người, tức cứ 10 người thì 1 người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về giác đa số ở các nước thu nhập trung bình và kém. Chi phí tiêu tốn vào giải quyết mất thính lực khoảng 750 tỉ USD.
Tiến sĩ Shelly Chadha, cán bộ kỹ thuật của WHO, nói rằng “một khi đã mất thính giác thì nó sẽ không quay trở lại”. Mất thính giác không được điều trị có thể dẫn đến sự cô lập và có liên quan đến trầm cảm, lo lắng, lòng tự trọng thấp, mất trí nhớ, giảm khả năng vận động…”
Nguyên nhân gây ra nghe kém có thể do di truyền, biến chứng lúc sanh, các bệnh nhiễm trùng bất kỳ, viêm tai mạn tính, do sử dụng thuốc, tiếp xúc tiếng ồn, và do tuổi tác. 60% nghe kém lúc nhỏ do các nguyên nhân có thể phòng tránh được. 1,1 tỉ người trẻ 12-35 tuổi có nguy cơ nghe kém do tiếp xúc tiếng ồn từ các thiết bị tiêu khiển.
Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ một số thông tin, kiến thức thường thức để giúp các bạn giảm thiểu việc mất thính lực và chăm sóc đúng cách thính lực của mình.
Bạn cần biết hệ lụy của việc mất thính lực sẽ gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ra sao. Việc mất thính giác không được điều trị có thể dẫn đến sự cô lập và có liên quan đến trầm cảm, lo lắng, lòng tự trọng thấp, mất trí nhớ, giảm khả năng vận động… và có một điều vô cùng quan trọng bạn cần phải lưu tâm đó là khi thính lực đã bị tổn thương, nó thường không thể hồi phục được.
Đối với trẻ em, nghe kém có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc học nói, tiếp đến ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ, khả năng học tập, cơ hội nghề nghiệp và tính nết của trẻ. Nghe tốt rất qua trọng trong việc học nói. Nghe tốt và nói tốt rất quan trọng trong giao tiếp. Giao tiếp tốt rất quan trọng đối với việc học ở nhà và ở trường. Học tốt giúp cho trẻ phát triển năng lực một cách toàn diện.
Để giải quyết các vấn đề do hệ lụy của việc mất thính lực gây ra, đầu tiên chúng ta cần biết đến số triệu chứng có nguy cơ và đó là lúc bạn cần đến bác sỹ để kiểm tra ngay.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp thính lực giảm dần và bạn không để ý đến, điều này cũng là một trở ngại cho việc điều trị kịp thời.
Với kinh nghiệm tiếp xúc với rất nhiều người khiếm thính, mà trong cuộc sống hiện đại những ảnh hưởng bởi môi trường, bệnh tật, ô nhiễm tiếng ồn,…..khiến nggày càng nhiều người bị mất thính lực.
Tôi muốn khuyến cáo các bạn nên kiểm tra thính lực mỗi năm một lần định kỳ như khám sức khỏe, hoặc ngay khi có vấn đề bất thường xảy ra.
Dưới đây là một số triệu chứng mất thính lực, bao gồm:
- Khó nghe các lời nói và âm thanh khác.
- Khó hiểu các từ, đặc biệt là khi có tiếng ồn xung quanh hoặc trong một đám đông.
- Khó nghe được các phụ âm.
- Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm hơn, rõ ràng và to hơn.
- Cần tăng âm lượng của tivi hoặc radio.
- Các cuộc hội thoại trở nên khó khăn.
- Ít quan tâm đến các mối quan hệ xã hội.
Vậy chúng ta phải làm gì để phòng ngừa bệnh mất thính lực? Dưới đây là một số khuyến nghị mà các bạn nên lưu tâm đến nếu muốn thính lực của mình được bảo vệ và chăm sóc đúng cách.
Các bước sau đây có thể giúp ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn và tránh làm suy giảm thính lực do tuổi tác
- Bảo vệ đôi tai: hạn chế thời gian và cường độ tiếp xúc với tiếng ồn. Nếu làm việc trong môi trường ồn hãy nút tai
- Kiểm tra thính giác: cân nhắc kiểm tra thính giác thường xuyên nếu làm việc trong môi trường ồn ào
- Tránh rủi ro từ các sự kiện hoạt động giải trí lớn: săn bắn, sử dụng các dụng cụ điện hoặc nghe các buổi hòa nhạc rock có thể làm hỏng thính giác theo thời gian
- Kiểm tra các thuốc có nguy cơ gây giảm thính giác: một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống ung thư, nên kiểm tra với bác sĩ để chắc chắn rằng nó đã an toàn nếu dùng thuốc theo đơn
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng:nếu phải dùng một loại thuốc có thể gây hại cho tai, hãy kiểm tra thính giác trước và trong khi điều trị
- Loại bỏ ráy tai đúng cách: Không dùng các vật cứng để láy ráy tai, nếu không thể hãy đến bác sỹ nhờ trợ giúp
Những lưu ý bổ sung về việc mất thính lực và bệnh tật bạn cần biết đó là :
- Mất thính lực có thể gây nên bởi các bệnh do vi rút bao gồm quai bị, sởi, ho gà và rubella (sởi đức)
- Các bệnh do vi khuẩn, ví dụ như viêm màng não và giang mai, cũng có thể tấn công và làm hại tai. Một khối u phát triên trên dây thần kinh thính giác có thể gây nên mất thính giác và ù tai.
Một số gợi ý để tránh các tổn thương thính giác liên quan đến bệnh tật bao gồm:
- Trẻ em cần được tiêm phòng. Gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em để có những thông tin kĩ hơn
- Nếu bạn không khỏe, hãy gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán và sự điều trị nhanh chóng.
- Ù tai dai dẳng hoặc mất thính giác đột ngột nên được kiểm tra bởi các chuyên gia về tai.
- Quan hệ tình dục an toàn
Nhân ngày chăm sóc thính lực thế giới, tôi chúc các bạn độc giả sẽ có thêm những kiến thức giúp bản thân mình hiểu và chăm sóc thính lực một cách đúng đắn!
Nếu các bạn cần được tư vấn thêm có thể liên hệ với tác giả bài viết chị Chử Thị Thanh Hương- Chủ tịch Hội Cha Mẹ Trẻ Khiếm Thính và Người Khiếm thính Việt Nam/ GĐ của DNXH Vì Người khiếm thính Việt Nam – Hotline: 0936253215
Lưu bút: Bài viết có sự tham khảo nguồn từ các kênh thông tin của trang web WHO và một số website chuyên môn.