Câu lạc bộ Ngôn Ngữ ký hiệu

Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ giảm thính lực cao trên thế giới [10], Theo Báo cáo Điều tra về người khuyết tật của Tổng cục thống kê dân số năm 2016, cả nước có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói, trong đó tỷ lệ học hết bậc tiểu học là 10% và 17,5% học hết THCS. Hàng năm có từ 1.200 đến 1.400 trẻ khiếm thính ra đời. Có khoảng 30 – 40% người lớn tuổi từ 65 đến 75 bị giảm thính lực. Tỷ lệ giảm thính lực tăng lên 40 – 50% ở những người từ 75 tuổi trở lên. Số người bị suy giảm thính lực còn tăng lên do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau [2, 3].

Giao tiếp là một yếu tố quan trọng giúp những đứa trẻ kết nối với nhau. Tuy nhiên, đối với những trẻ khiếm thính, giao tiếp có thể trở thành một rào cản lớn.

Khó khăn của trẻ khiếm thính khi học hòa nhập chủ yếu xuất phát từ việc các em không thể nghe và phản hồi một cách bình thường như các trẻ khác. Trẻ khiếm thính nếu có sự đồng hành của gia đình thì việc học nghe nói hay ngôn ngữ ký hiệu cũng sẽ rất hiệu quả.

Chính vì vậy SHE+ và Hội Cha Mẹ Trẻ Khiếm Thính và Người Khiếm Thính Việt Nam đã phối hợp để tổ chức Câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu vào sáng thứ Bẩy hàng tuần. Tại lớp học này  sẽ hướng dẫn cha mẹ và trẻ nhằm gia tăng vốn từ vựng, thực hành sử dụng NNKH.

Không những thế thông qua các hoạt động này còn gia tăng sự gắn kết của gia đình và các bạn nhỏ khiếm thính. Nếu phụ huynh và người nhà, người chăm sóc trẻ có thể sử dụng được cùng ngôn ngữ giao tiếp thì sẽ hỗ trợ rất hiệu quả trong hành trình học tập và hòa nhập cộng đồng của trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *