Phụ nữ là để yêu thương: Tìm lại âm thanh cho cuộc sống

Phụ nữ là để yêu thương – Viết cho Chị và những người mẹ của trẻ khiếm thính” Bài viết dành tặng cho Chị Chử Thị Thanh Hương- Chủ tịch VNAP HLC và Giám đốc SHE+

Sinh ra và nuôi nấng cho một đứa trẻ bình thường đã rất vất vả, sẽ vất vả ra sao khi đứa con mình sinh ra không được mạnh khỏe bình thường những đứa trẻ khác.

Cảm giác thế nào khi được bác sỹ thông báo đứa con trông hoàn toàn bình thường của mình bị điếc bẩm sinh không có khả năng nghe và sẽ không thể nói và giao tiếp học tập như những đứa trẻ khác? Không thể gọi hai tiếng “mẹ ơi”?

Đa số cha mẹ không thể sớm chấp nhận được sự thật phũ phàng đó, nhất là phụ nữ phải chịu một áp lực lớn, nhiều gia đình lục đục ly hôn khi sinh ra đứa con khuyết tật. Nhận thức của cộng đồng về vấn đề này vẫn còn rất hạn chế. Và nhiều người mẹ với tình thương vô bờ dành cho đứa con mình dứt ruột đẻ ra đã phải là người đứng lên để chiến đấu cho những hi vọng dù là nhỏ nhất để con mình có thể nghe được, có thể tới trường như bao đứa trẻ khác, nhiều người trong số họ phải bán đi căn nhà của mình, bỏ công việc để theo con đi điều trị.

Tỷ lệ trẻ điếc bẩm sinh là 3 trẻ trên 1000 ca sinh (theo WHO) chưa kể các yếu tố bệnh học, di truyền, virus trong quá trình mang thai. Điếc bẩm sinh dẫn tới trẻ không thể nghe nói được và không đi học hòa nhập được, từ đó khó có một tương lai tốt đẹp. Trẻ điếc bẩm sinh có thể được can thiệp bằng máy trợ thính, cấy ốc tai để nghe được và nói được từ đó có cơ hội phát triển như trẻ bình thường. Tuy nhiên, giai đoạn can thiệp vàng từ 0-5 tuổi nếu để muộn sẽ không có nhiều tác dụng. chi phí can thiệp có thể lên tới hàng trăm triệu tới 1 tỷ đổng.

Trong bức tranh đầy khó khăn đó vẫn luôn xuất hiện những người Phụ Nữ Việt Nam kiên cường, bản lĩnh và mạnh mẽ, đó là chị Chử Thị Thanh Hương – một người mẹ có con khiếm thính và cũng là người đặt nền móng xây dựng lên Hội cha mẹ trẻ khiếm thính và Người Khiếm Thính Việt Nam và cũng là Giám đốc của She+ (DNXH Vì Người Khiếm Thính Việt Nam)
Là một người đầy năng lượng, nhiệt huyết đang làm việc cho những công ty nước ngoài, chị sẵn sàng bỏ hết tất cả để đồng hành cùng con mình. Với tất những kiến thức chị tự tìm tòi trong và ngoài nước, từ các chuyên gia chị đã chia sẻ và giúp đỡ cho hàng ngàn người mẹ khác. Rối chị cũng cố tìm cách hướng nghiệp, nâng cao nhận thức kỹ năng mềm cho các bạn trẻ khiếm thính tự tin hơn, an toàn hơn.

Hai tổ chức với cùng sứ mệnh “Vì tương lai tốt đẹp hơn cho Người Khiếm thính Việt Nam”. Hầu hết hoạt động cho cộng đồng khiếm thính là do do chị xoay xở kêu gọi từ các nhà hảo tâm, trích từ doanh thu của She+ và cả của cá nhân chị Hương.

Bỏ dở sự nghiệp hứa hẹn, tập trung hoàn toàn cho con và cho cộng đồng không phải điều ai cũng dám dấn thân.
Khởi nghiệp một doanh nghiệp xã hội lúc đã trên 45 tuổi, ở độ tuổi mà các gói hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thì sáng lập toàn quá độ tuổi để đủ điều kiện để xin tài trợ
Rất nhiều khó khăn đã, đang và sẽ cần phải nỗ lực vượt qua để giúp cộng đồng Khiếm Thính Việt Nam. Là người trong ngành và người đồng hành rất lâu cùng hội, hơn ai hết em thấy được cái tâm và tầm của chị và cũng thấy được cả những khó khăn của chị trong khi tìm hướng đi duy trì hoạt động cho hoạt động của VNAP HLC và cộng đồng khiếm thính Việt Nam
Xin một lần nữa được gửi tới sự ngưỡng mộ tới sự hi sinh của các cha mẹ trẻ kiếm thính nói chung và đặc biệt là các mẹ trẻ khiếm thính. Số phận đã lựa chọn cho các thiên thần khiếm khuyết của chúng ta được nâng đỡ trong các gia đình đầy tình yêu thương, hi sinh và cố gắng”

-Trích bài viết của anh Hải Chu-

Cùng xem chương trình trên sóng truyền hình VTV2 tại Link dưới đây:

Phụ nữ là để yêu thương: Tìm lại âm thanh cho cuộc sống

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *