TRẺ EM HỌC GIAO TIẾP NHƯ THẾ NÀO

Trẻ em học giao tiếp như thế nào

Nếu bạn muốn tìm hiểu ảnh hưởng của việc nhận thức lời nói như thế nào với một em bé thì Vancouver, Canada là nơi rất phù hợp để bắt đầu. Có 1 sự gia tăng đáng kể tỉ lệ dân số ở đây nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Rất nhiều trẻ em ở đây được nuôi dạy trong những gia đình có 2 thậm chí nhiều hơn 2 thứ ngôn ngữ được sử dụng và có khoảng  67 thứ tiếng được sử dụng ở các mức độ phổ biến khác nhau trong các trường địa phương. Theo tiến sĩ Janet  Werker, người đứng đầu  trong  Nghiên cứu sự phát triển giao thoa ngôn ngữ và tiếng nói, Vancouver cung cấp môi trường nghiên cứu đa dạng, là nơi cô có thể tìm hiểu khả năng nhận thức lời nói và khả năng học ngôn ngữ ở trẻ em.

Là 1 tác giả đã có nhiều tác phẩm và là thành viên của cả Hội Hoàng gia Canada và Hiệp hội thúc đẩy khoa học của Mỹ, Werker luôn băn  khoăn với câu hỏi  làm cách nào và khi nào trẻ em bắt đầu phát triển các kỹ năng để phân biệt giữa âm thanh của môi trường với những lời nói có ý nghĩa.

“ Trẻ em (với khả năng nghe bình thường) tiếp thu rất nhanh ngôn ngữ, và chúng còn có thể tiếp thu nhiều ngôn ngữ trong môi trường sống của mình một cách nhanh chóng” cô  nói tại buổi nói chuyện trong  Lifetime Summer Conference 2007.   “ Một trong những bí ẩn luôn khiến tôi thức dậy với câu hỏi là tại sao điều đó xảy ra nhanh đến vậy?”

Werker đã chia sẻ một giả thuyết với rất nhiều đồng nghiệp cùng thực hiện nghiên cứu với mình rằng khả năng học ngôn ngữ của trẻ được hỗ trợ bởi sự phát triển của hệ thống tri giác, yếu tố đã hợp nhất giữa việc lắng nghe và các gợi ý hình ảnh từ những người nói chuyện xung quanh chúng. Đã có lúc, các nhà khoa học từng nghĩ rằng trẻ em phát triển sự nhận thức ngôn ngữ thông qua một dãy các quá trình, Werker giải thích. Nhưng hiện giờ các nghiên cứu xã hội đã khẳng định trẻ em đã nghe hiểu được ở nhiều mức độ ngay ở giai đoạn rất sớm cảu con người.

Việc nghe hiểu ở nhiều cấp độ sẽ mang lại lợi ích cụ thể gì? Nói ngắn gọn, trẻ nhỏ học cách lĩnh hội nhịp điệu của ngôn ngữ, chấp nhận các chuỗi âm thanh, phân loại ngôn ngữ và các hình ảnh gợi ý như khẩu hình và động tác hình thể, đồng thời cùng một  lúc. Đổi lại, những kĩ năng này tạo tiền đề cho việc tiếp thu ngôn ngữ với trọng tâm là việc học từ.

Bất chấp sự phức tạp của quá trình này, hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể nghe được ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, do đó khi được sinh ra, trẻ nhỏ đã thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Thậm chí trẻ sơ sinh còn có khả năng sử dụng các dấu hiệu âm thanh và âm vị học của từ để phân biệt nội dung giữa các từ ( chẳng hạn như danh từ, động từ, tính từ) và từ chức năng, chuyên gia Werker cho biết.

“Cuối cùng, đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hứng thú với các từ có nội dung hơn. Đến 8 tháng tuổi, chúng nghe một từ chức năng và biết mong đợi một từ có nội dung sẽ nói ra”  Werker giải thích. “ Điều đó cho phép chúng  học được  khi nào lắng nghe ý nghĩa, khi nào lắng nghe cấu trúc. Điều đó như là  sự khởi động một cơ chế để học ngôn ngữ mẹ đẻ”.

Lời nói so với âm thanh không lời

Hãy quay lại ý tưởng về sở thích của trẻ nhỏ khi mới sinh ra. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phát triển khoa học, Werker và nghiên cứu sinh tiến sĩ Athena Vouloumanos đã phác thảo một thử nghiệm cho phép trẻ đưa ra lựa chọn giữa tiếng nói và âm thanh không phải tiếng nói. Các em bé sẽ được đặt nằm trong nôi và được đưa cho một đầu ti giả đã được kết nối với một hệ thống cho phép các nhà nghiên cứu mô hình mút ti giả của các bé. Sau khi thiết lập nền tảng nghiên cứu, họ “ thưởng” cho các em bé 1 đoạn âm thanh lời nói và không phải lời nói cho mỗi lần mút mạnh núm vú giả. Thử nghiệm đã chỉ ra rằng các em bé đã mút ti giả mạnh nhiều lần hơn để được nghe âm thanh của lời nói.

Nghiên cứu của họ càng được củng cố bởi thử nghiệm trên người lớn cho thấy cách một phần của bộ não đã được kích hoạt có chọn lọc khi nghe thấy lời nói.  Cùng với đó quá trình nghiên cứu hình ảnh não bộ trẻ sơ sinh được thực hiện bởi  Marcela Peña, Jacques Mehler và các đồng nghiệp tại Trường quốc tế nghiên cứu cao cấp ở Trieste, Italy đã cho thấy sự hoạt hóa rất mạnh dưới dạng tăng lưu lượng máu giàu ô xi  đến vùng ngôn ngữ tại bán cầu não trái khi phản ứng lại với lời nói.

Werker và các cộng sự tiếp tục tìm hiểu sâu hơn xem trẻ em có lắng nghe chọn lọc  ngôn ngữ nào đó so với các ngôn ngữ khác hay không. Một nghiên cứu gần đây về việc học từ ở  trẻ sơ sinh song ngữ được tiến hành để xem khi trẻ vẫn còn ở trong bụng mẹ tiếp xúc với tiếng Anh, thổ ngữ Tagalog của Philipines hoặc cả hai loại ngôn ngữ trên, cho thấy sở thích của trẻ dựa trên sự khác biệt về nhịp điệu. Trong một nghiên cứu khác chỉ ra rằng trẻ em chỉ tiếp xúc với tiếng Anh sẽ tỏ ra hứng thú với tiếng Anh hơn.

Chuỗi âm thanh

Khi nghe một chuỗi âm thanh, người lớn thường gặp khó khăn trong việc phát hiện các sắc thái khác nhau của một ngôn ngữ. Hãy xem xét các khó khăn của những người nói tiếng Anh khi gặp các phụ âm và cách biến âm trong tiếng Nga hay cách các đối  tượng nghiên cứu là người Nhật của Werker phân biệt giữa âm “ra” và “la”. Khả năng phân biệt giữa các phụ âm  chỉ đơn giản là sự điều chỉnh âm thanh để tao ra trải nghiệm cho người nghe.

“Trẻ em ở giai đoạn đầu của cuộc đời đã thực sự có khả năng phân biệt các phụ âm mà chúng cần”  bà nói. “ Qua thời gian khả năng  này sẽ trở nên cụ thể hơn về những thứ chúng cần để học như là một chức năng của trải nghiệm lắng nghe.

Để nghiên cứu sâu hơn khả năng này, Werker đã sử dụng một qui trình trong đó trẻ nghe có điều kiện,  quay đầu khi nghe thấy sự thay đổi nhẹ của âm “da” có trong tiếng Anh và tiếng Hindi. Đứa trẻ đã được thưởng khi có các phản ứng phù hợp với hình ảnh những con thú đồ chơi chơi đang hoạt động ở một phía. Các nhà nghiên cứu sau đó đã có thể ghi lại số lần quay đầu đúng, càng khẳng định khả năng phân biệt giữa sự khác nhau trong  âm thanh giọng của nói của trẻ.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay từ rất sớm cả trẻ em học tiếng Anh  và trẻ em học tiếng  Hindi đều có khả năng phân biệt 2 sự biến thể của âm thanh. Tuy nhiên, từ 10 đến 12 tháng tuổi trẻ học tiếng Anh gặp nhiều khó khăn hơn. Lý do là  do sự khác biệt trong tiếng Anh không rõ ràng như ở tiếng Hindi. Ví dụ về sự phân biệt ngữ âm đã minh họa rõ cách trẻ em hòa nhập với hệ thống âm thanh của tiếng mẹ đẻ.

Sự phân loại ngôn ngữ

Các nghiên cứu của Werker cũng bị ảnh hưởng bởi các đồng nghiệp trong các phòng thí nghiệm và trên toàn thế giới. Những nghiên cứu trước đó được tiến hành bởi Sebastian Galles và Bosch tiến hành năm 2005 với các trẻ nhỏ học tiếng Tây Ban Nha và Catalan đã chỉ ra rằng, ở thời điểm 4 tháng tuổi, cả trẻ sơ sinh đơn ngữ hay song ngữ đều có thể phân biệt giữa âm “e” và  âm “ε.” Khi 8 tháng tuổi trẻ em mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Catalan vẫn tiếp tục nghe thấy sự khác nhau nhưng trẻ nói tiếng Tây Ban Nha thì không. Một lần nữa, lý do rất đơn giản: tiếng Catalan có 9 nguyên âm, trong khi tiếng Tây Ban Nha chỉ có 5. Đáng chú ý là, những trẻ song ngữ  đều đã không thể  hiện được khả năng nghe được sự khác biệt ở tuổi này. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại ở 12 tháng tuổi, một lần nữa trẻ lại bắt đầu phân biệt được các nguyên âm. Werker nhấn mạnh rằng cái “tiếng nấc” như vậy là một phần mẫu hình chung phổ biến đối với những đứa trẻ song ngữ trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ. Dựa trên kết quả nghiên cứu này và một số nghiên cứu khác, Werker đang tiếp tục nghiên cứu những trẻ song ngữ Anh- Pháp phân biệt giữa âm “bah” và âm “bah”, xuất hiện ở cả 2 thứ tiếng nhưng với những ý nghĩa khác nhau.

Các gợi ý hình ảnh

Trong một số nghiên cứu đang được tiến hành gần đây, Werker hợp tác với Stephanie Baker ở trường Cao đẳng Dartmouth để kiểm tra khả năng phân biệt hình ảnh của trẻ. Nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu trước đây của Baker đã tiến hành cùng với Roberta Michnick-Golinkoff của trường Đại học Delaware và các đồng nghiệp khác, đã chỉ ra rằng trẻ 4 tháng tuổi với khả năng nghe bình thường và người lớn bị giảm thính lực sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, rất nhạy bén trong việc nhận ra sự khác biệt trong  hình ảnh gợi ý. Tuy nhiên, sau một tuổi, trẻ với khả năng nghe bình thường không còn thể hiện khả năng đó ở cùng mức cấp độ này nữa.

Werker và Baker sau đó đã làm thí nghiệm trên các trẻ nhỏ,  sử dụng các thiết bị theo dõi ánh mắt và khẳng định kết quả rằng,  trẻ nghe bình thường cũng nhìn lên,  nhìn xuống giữa mặt và tay giống như trẻ đang học ngôn ngữ ký hiệu đã làm. Những trẻ sử dụng kí hiệu như  ngôn ngữ mẹ đẻ thứ 2 tiếp tục tạo ra sự khác biệt, điều này chỉ ra rằng khả năng phân biệt giữa các gợi ý và và quá trình trau dồi kỹ năng này là rất quan trọng cho cả ngôn ngữ  nói lẫn ngôn ngữ ký hiệu. Nhưng có phải trẻ em chọn lựa các gợi ý hình ảnh như khẩu hình để chỉnh sửa âm thanh lời nói? Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học đã chứng minh rằng người lớn có thể bằng mắt nhận ra khi người nói sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, nhưng không hiệu quả lắm.

Vì vậy, nhóm của Werker đã giới các bé một vòng xoay gồm ba người nói song ngữ Anh/Pháp, đọc lại một loạt các câu trong cuốn sách trẻ em trong im lặng.  Một nhóm được “nhìn” bằng tiếng Anh và nhóm kia bằng tiếng Pháp. Ngay khi trẻ quen với người đọc và bắt đầu thấy chán, nhóm đã yêu cầu người đọc tiếp tục đọc các câu mới với cùng ngôn ngữ ban đầu hoặc  ngôn ngữ thay thế. Nhóm phát hiện ra rằng, ở thời điểm 4 đến 6 tháng tuổi, trẻ đơn ngữ có phản ứng với sự thay đổi ngôn ngữ. Nhưng đến 8 tháng tuổi, chúng không còn khả năng nhận ra sự thay đổi: trẻ đơn giản coi ngôn ngữ  là như nhau. Những trẻ song ngữ đã tiếp tục phân biệt sự thay đổi, và nhóm của Werker hiện giờ đang tìm hiểu xem chúng duy trì điều đó như thế nào.

Sự tiếp thu ngôn ngữ

Một lĩnh vực nghiên cứu chính của Werker là tìm hiểu xem đặc tính của lời nói, đặc biệt là sự phân biệt âm thanh lời nói, có ảnh hưởng như thế nào tới việc học từ vựng. Bà mô tả quá trình này như “1 hành trình dài” bởi mặc dù trẻ em có thể nhận ra những từ rất giống nhau ở 6 và 8 tháng tuổi, chúng vẫn chưa phát triển được hệ thống phân loại từ vựng, một kĩ năng thường phát triển ở tháng tuổi thứ 14.

Để kiểm tra liệu trẻ nhỏ có thể sử dụng âm thanh  để trực tiếp học từ hay không, nhóm của Werker đã sử dụng phương thức ‘hoán đổi”  tạo ra âm thanh 2 phụ- nguyên âm khác nhau, tạo ra các từ không thể nhận dạng được. Họ sau đó ghép mỗi từ với một đối tượng và và dạy trẻ về mối liên hệ giữa từ và đối tượng đó. Tiếp đó, họ tiến  hành một bài kiểm tra gồm  loại thử nghiệm sử dụng cặp từ- đối tượng quen thuộc, thử nghiệm còn lại thay đổi cách ghép  từ- đối tượng xem trẻ có thể phát hiện sự thay đổi hay không. Các nghiên cứu phát hiện thấy trẻ thực hiện tương đối dễ với các cặp từ- đối tượng phổ biến lúc 14 tháng tuổi. Khi phân biệt giữa các từ được tạo ra bởi từ “bi” hay “di”, khi không được hỗ trợ về ngữ cảnh, trẻ không thể thực hiện được nhiệm vụ. Về bản chất, trẻ em gặp khó khăn khi học ghép từ tối thiểu cho đến khi được 17 tháng tuổi.

Dự đoán sự phát triển ngôn ngữ

Được xây dựng trên các nghiên cứu về việc học ghép từ, nhóm nghiên cứu của Werker hợp tác với Barbara Bernhardt, nhà nghiên cứu ngôn ngữ tại trường đại học British Columbia, để tìm mối liên hệ giữa khả năng thực hiện nhiệm vụ ghép từ “bi/di” với sự phát triển ngôn ngữ và âm vị học lúc trẻ 2,5 tuổi và 4 tuổi. Bài kiểm tra bao gồm việc tiếp tục theo dõi các em bé đã tham gia nhiệm vụ hoán đổi trước đó để xác định chúng đã xem nhiệm vụ chuyển đổi trong bao lâu.

Thử nghiệm gần đây nhất đã nhận thấy sự tương quan cao giữa việc thực hiện  nhiệm vụ học ghép từ và độ dài thời gian trẻ quan sát nhiệm vụ hoán đổi, trái ngược với việc ghép từ- đối tượng quen thuộc. Nhóm nghiên cứu hiện nay đang được tài trợ để tiến hành một  nghiên cứu trong 3 năm để xem xét liệu việc thực hiện  nhiệm vụ hoán đổi có được sử dụng như dấu hiệu đánh giá việc chậm phát triển ngôn ngữ sau này hay không.

Một đơn vị y tế khám địa phương đã cho các nhà nghiên cứu mượn van đo thính lực của họ để nhóm có thể mở rộng nghiên cứu tới các các nhóm trẻ em đa dạng đến từ các gia đình với tôn giáo, ngôn ngữ và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau . Nhóm cũng đang hợp tác với phòng khám thính học Vancouver, được đặt địa điểm ở nơi đông đúc, là nơi giao nhau của  số lượng lớn các tuyến đường xe bus du lịch, nhằm mở rộng đối tượng nghiên cứu. Cùng với đó, các nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ hoạt động trong khu vực cũng giúp phát hiện các trẻ sơ sinh có anh/chị đã bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Bằng cách này, Werker hy vọng dựa trên những hiểu biết của bà và các đồng nghiệp về khả năng phân biệt của tri giác  và  ghép từ của trẻ nhỏ, sẽ xây dựng được các tiêu chí xác định để các nhà chuyên môn có thể can thiệp thúc đẩy sự phát triển ở những trẻ gặp khó khăn trong giai đoạn học ngôn ngữ đầu tiên.

Trích nguồn từ : https://www.agbell.org/Portals/26/family-archives/Language%20Development/Communication-%20How%20Babies%20Learn.pdf?ver=2018-04-09-153946-260

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *